Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Tiếng vọng World Cup: Thế giới dưới vòi bạch tuộc - Bên lề - Worldcup 2010

Tình cờ, tôi chở một người bạn đi chợ - nơi mà phải lâu lắm rồi tôi mới lại đặt chân đến. Và tôi sững người khi chợt nghe thấy hai bà bán rau rôm rả nói về chuyện của “thầy Paul”. Trời ạ, con bạch tuộc với cái “tài dự đoán World Cup siêu phàm” giờ đã có sức lôi cuốn với ngay cả những người bán rau ở cái chợ quê xa xôi, bé nhỏ này ư?


Khi bạch tuộc được… tôn thờ

Chẳng cần hỏi tôi cũng tin chắc rằng, 2 bà bán rau nói trên không biết gì về World Cup, về bóng đá, hoặc giả nếu có biết thì cũng chỉ biết rất mù mờ. Ấy thế nhưng chuyện về “thầy Paul” thì họ lại biết tường tận đến không ngờ. Một bà kể: “Chồng tôi bảo thầy Paul đoán trúng tất cả các trận đấu ở một cái giải đấu nào ấy bên Nam Phi”. Một bà liền hùa vào: “Nghe nói thầy đang sinh sống ở Đức. Mà biết đâu sẽ có ngày thầy qua Việt Nam mình nhỉ?”. Câu chuyện hấp dẫn liên quan tới nhà tiên tri siêu tài năng cuối cùng được mở rộng phạm vi tới gần một chục người bán hàng ở cạnh đó. Không một chút hài hước, không một chút giễu cợt, tất cả nói về “thầy Paul” với một lòng kính phục ghê gớm của mình.






Tiếng vọng World Cup: Thế giới dưới vòi bạch tuộc - Tin180.com (Ảnh 1)


Thật ra, trong những ngày hậu World Cup này, nào chỉ có mấy bà bán rau ở cái chợ quê như tôi vừa kể, mà nhiều lắm, nhiều lắm những người thắc mắc, bàn tán rồi tỏ ra ngưỡng mộ “thầy Paul”. Có lẽ “văn hóa truyền miệng” đã làm cho câu chuyện về “thầy Paul” đi vào đời sống dân dã một cách sôi nổi và hấp dẫn đến không ngờ.






Tiếng vọng World Cup: Thế giới dưới vòi bạch tuộc - Tin180.com (Ảnh 2)


Và “thầy Paul” càng nổi bao nhiêu thì dĩ nhiên người Đức càng hạnh phúc bấy nhiêu, vì khỏi nói ai cũng biết sức sống của “thầy Paul” bây giờ ở một góc độ nào đó, tỉ lệ thuận với khả năng quảng bá hình ảnh quốc gia của người Đức. Mà ở Đức, nghe bảo vấn đề còn được đẩy lên cao tới mức “thầy Paul” nhiều khả năng sẽ trở thành tỷ phú. Sở dĩ có điều này là vì, sẽ có không ít doanh nghiệp sẽ mượn “thầy Paul” làm sứ giả hình ảnh của mình. Và lúc ấy, sẽ có những thước phim quảng cáo đại loại như thế này: “Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng số 1 toàn cầu. Vì sao ư? Vì “thầy Paul” nói thế”…






Tiếng vọng World Cup: Thế giới dưới vòi bạch tuộc - Tin180.com (Ảnh 3)


Bây giờ, nếu làm một cuộc điều tra xã hội trên quy mô toàn cầu với một câu hỏi: “Sau World Cup, câu chuyện nào vẫn đang tiếp tục có sức hấp dẫn lớn đối với bạn?” thì có lẽ đáp án sẽ không phải là câu chuyện vô địch của người Tây Ban Nha, cũng chẳng phải là câu chuyện gây tranh cãi về quả bóng Jabulani như đã từng xảy ra, mà nhiều khả năng sẽ là chuyện “thầy Paul”. Đơn giản thôi, khi khoa học kỹ thuật càng phát triển, khi người ta càng trở nên xơ cứng bởi máy móc và công nghệ thì những câu chuyện phảng phất màu sắc tâm linh (dĩ nhiên là một thứ tâm linh có cơ sở) lại càng có sức lôi cuốn lớn.


Vẹt ơi, mi ở đâu?

Trước trận chung kết World Cup, khi cả thế giới sôi lên với dự đoán của bạch tuộc Paul ở Viện Hải dương học Sea Life (Đức), thì đột nhiên người Singapore cũng “tham chiến” với câu chuyện về khả năng dự đoán của một chú vẹt được quảng bá là luôn dự đoán siêu chính xác. Nhưng sau trận chung kết, khi Tây Ban Nha vô địch (trong khi trước đó chú vẹt đoán là Hà Lan vô địch) thì chẳng thấy ai nhắc lại chú vẹt “siêu chính xác” này nữa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng là thông qua câu chuyện này không khí bóng đá ở Singapre nói riêng và cái tên “Singapore” nói chung bỗng nhiên có một phen nổi như cồn.

Theo BaoBongDa


(Source: Tin180 - Tiếng vọng World Cup: Thế giới dưới vòi bạch tuộc - Bên lề - Worldcup 2010 )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét