Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Cụ bà 78 năm không uống nước - chuyện lạ - Chuyện lạ

Một cụ bà 92 tuổi, người Ấn Độ khẳng định cụ vẫn sống khỏe mạnh mặc dù trong 78 năm qua cụ không hề uống nước, kể từ khi 14 tuổi.

Cụ bà 78 năm không uống nước - Tin180.com (Ảnh 1)

Cụ Narasamma năm nay 92 tuổi.


Cụ Narasamma, đến từ vùng Bangalore, Ấn Độ biết mọi người sẽ cho đó là câu chuyện kỳ quặc vì vậy cụ không nói với bất kỳ ai, trừ những thành viên trong gia đình, về thói quen không uống nước.

Cụ Narasamma chia sẻ trên tờ Mid Day rằng cụ chưa bao giờ có cảm giác khát nước, và cơ thể vẫn hoạt động khỏe mạnh trong khi cụ chỉ uống 2 tách cà phê mỗi ngày.


Tuy nhiên, cụ Narasamma cũng tiết lộ những điều hoàn toàn ngược lại hồi còn nhỏ. Năm 14 tuổi, cụ đã mắc một căn bệnh lạ, khiến cho cổ họng hoàn toàn khô và phải uống tới 10 lít nước mỗi ngày. Sau hai tháng liên tục uống quá nhiều nước, cơ thể Narasamma bắt đầu bị phù đến mức không thể điều khiển được chân tay.


Hoảng sợ, bố mẹ đưa Narasamma tới một lang y, người đã kê cho Narasamma phương pháp trị liệu xông hơi trong 48 ngày. Nhờ đó, cơ thể Narasamma đã bớt phù do nước thoát qua tuyến mồ hôi, nhưng kể từ sau đó khi tình trạng tích nước tái phát và Narasamma hứa sẽ không bao giờ uống nước nữa


Khi được hỏi cuộc sống của cụ ra sao khi không uống nước, Narasamma cho biết cụ tin tưởng vào nghề thuốc Ayurvedic (môn y học cổ truyền ở Ấn Độ, chữa bệnh bằng dược thảo). Và cụ thường mặc quần áo ẩm để chống chọi với cái nóng mùa hè. Cụ thường cầu nguyện 5 tiếng mỗi ngày và mỗi tháng nhịn ăn 10 ngày.


Năm 2000, cụ Narasamma đã thực hiện chuyến du lịch vòng quanh các tỉnh miền Bắc và Nam Ấn Độ trong 36 ngày mà không hề ăn bất kỳ bữa cơm nào, kể cả uống nước. Cụ chỉ uống đúng 3 cốc cà phê trong suốt hành trình đó.


Các bác sỹ khẳng định nước là thành phần tuyệt nhiên không thể thiếu đối với cơ thể con người nhưng ở một số trường hợp hiếm, cơ thể của chúng ta sẽ tìm phương thức khác để có đủ lượng nước cần thiết. Để chứng minh những lời mình nói, cụ Narasamm sẽ tham gia những đợt kiểm tra.


Có thể câu chuyện của cụ Narasamma là khó tin, tuy nhiên vài tháng trước đây, một người chuyên luyện tập Yoga tại Ấn Độ, ông Prahlad Jani, cũng gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học khi ông chứng minh rằng mình vẫn có thể sống mà không cần tới thức ăn hay nước uống.


Phạm Vũ
(Theo OD, dantri)


(Source: Tin180 - Cụ bà 78 năm không uống nước - chuyện lạ - Chuyện lạ )



Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Ảnh - Video - Thế giới blog - Tin Photo

Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland


Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 1)






Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 2)







Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 3)







Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 4)







Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 5)







Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 6)







Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Tin180.com (Ảnh 7)

(theo photo.tamtay)


(Source: Tin180 - Những đứa trẻ ở khu ổ chuột dưới ống kính của Birte Ragland - Ảnh - Video - Thế giới blog - Tin Photo )



Cha mẹ 'đùa' với tính mạng của con - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog

Hiện nay, tôi thấy rất nhiều bé ở độ tuổi 2 – 5, thậm chí nhỏ hơn, được chở một cách rất hời hợt, đặt ngồi phía trước người cầm lái (ngồi trực tiếp lên yên xe hoặc ngồi trên một ghế mây, ghế sắt phía trước), những bé lớn một chút thì ngồi một mình phía sau người lớn không hề có đai an toàn.


thumbnail1.xalo.vn


Theo những gì tôi ghi nhận được sau nhiều lần nhắc nhở những người cầm lái rằng: “Sao anh/chị không đeo đai vào cho bé cho an toàn?” thì câu trả lời thường là: “Bé nó lớn rồi, ngồi được rồi, có té đâu mà lo!”. Thậm chí có người còn vô trách nhiệm hơn: “Nó già rồi chị ơi!”.


Nghe những câu trả lời kiểu này, tôi thực sự buồn và lo cho các bé.


Những người lớn ấy không hiểu hoặc không bỏ chút thời gian suy nghĩ xa hơn rằng: Mặc dù bé đã ngồi được, ngồi vững, nhưng đó là ngồi vững với điều kiện thăng bằng, như trên nền nhà, trên giường, hoặc trên xe khi xe chạy an toàn, nhẹ nhàng, không có va quẹt gì. Thử tưởng tượng khi có tình huống xấu xảy ra, xe mình va chạm với xe khác thì người lớn cũng còn bị té ngã ra đường, huống hồ gì một đứa trẻ, ngồi một cách hời hợt, chênh vênh??? Cộng thêm nhiều bé hiếu động, nhìn ngoái những thứ bé cho là bắt mắt, lạ lẫm trên đường.


Tưởng tượng xem bé văng ra đường trong tình trạng xe cộ lộn xộn, bắt chéo, lấn đường nhau như thế, sự an toàn của bé sẽ đến đâu???


Đã có nhiều tai nạn được các báo đăng tải, nhưng chưa thực sự là tiếng chuông cảnh báo các bậc cha mẹ.


Tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng, áp dụng quy định Bắt buộc mang đai an toàn cho các em bé dưới 10 tuổi khi lưu thông trên xe 2 bánh, để tránh có những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mang đai cả với bé ngồi trực tiếp trên yên xe, phía trước; bé ngồi trên ghế đặt phía trước; bé ngồi phía sau.


Đồng thời, kính nhờ VnExpress có những bài viết ấn tượng để các bậc cha mẹ tự ý thức đến việc giữ an toàn cho bé, không đợi đến lúc có qui định, vì chúng ta cũng biết rằng qui trình để đến một quyết định nào đó của chúng ta cũng rất cần thời gian.


Theo ý kiến của tôi, việc áp dụng qui định đội nón bảo hiểm đối với người đi xe hai bánh là quan trọng thì việc mang đai an toàn cho bé cũng nên được đặt ở ngang tầm như thế.


Chúng ta làm nhiều cách, phản ánh nhiều trường hợp để cảnh báo nhằm mang lại sự an toàn cho người dân, nhưng hãy bắt đầu từ những việc tưởng như đơn giản nhất.


Hằng ngày đi làm tôi vẫn thường góp ý với các phụ huynh chở con em không đai an toàn như thế, nhưng chẳng biết hiệu quả đến đâu vì không gặp lại họ để xem họ có thay đổi không.


Hãy tự bảo vệ con em chúng ta ngay từ bây giờ, giá một cái đai an toàn chỉ khoảng 70.000 đồng.


Cảm ơn Quý báo rất nhiều.


Yen Ha
(theo vnexpress)


(Source: Tin180 - Cha mẹ 'đùa' với tính mạng của con - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog )



Cha mẹ 'đùa' với tính mạng của con - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog

Hiện nay, tôi thấy rất nhiều bé ở độ tuổi 2 – 5, thậm chí nhỏ hơn, được chở một cách rất hời hợt, đặt ngồi phía trước người cầm lái (ngồi trực tiếp lên yên xe hoặc ngồi trên một ghế mây, ghế sắt phía trước), những bé lớn một chút thì ngồi một mình phía sau người lớn không hề có đai an toàn.


thumbnail1.xalo.vn


Theo những gì tôi ghi nhận được sau nhiều lần nhắc nhở những người cầm lái rằng: “Sao anh/chị không đeo đai vào cho bé cho an toàn?” thì câu trả lời thường là: “Bé nó lớn rồi, ngồi được rồi, có té đâu mà lo!”. Thậm chí có người còn vô trách nhiệm hơn: “Nó già rồi chị ơi!”.


Nghe những câu trả lời kiểu này, tôi thực sự buồn và lo cho các bé.


Những người lớn ấy không hiểu hoặc không bỏ chút thời gian suy nghĩ xa hơn rằng: Mặc dù bé đã ngồi được, ngồi vững, nhưng đó là ngồi vững với điều kiện thăng bằng, như trên nền nhà, trên giường, hoặc trên xe khi xe chạy an toàn, nhẹ nhàng, không có va quẹt gì. Thử tưởng tượng khi có tình huống xấu xảy ra, xe mình va chạm với xe khác thì người lớn cũng còn bị té ngã ra đường, huống hồ gì một đứa trẻ, ngồi một cách hời hợt, chênh vênh??? Cộng thêm nhiều bé hiếu động, nhìn ngoái những thứ bé cho là bắt mắt, lạ lẫm trên đường.


Tưởng tượng xem bé văng ra đường trong tình trạng xe cộ lộn xộn, bắt chéo, lấn đường nhau như thế, sự an toàn của bé sẽ đến đâu???


Đã có nhiều tai nạn được các báo đăng tải, nhưng chưa thực sự là tiếng chuông cảnh báo các bậc cha mẹ.


Tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng, áp dụng quy định Bắt buộc mang đai an toàn cho các em bé dưới 10 tuổi khi lưu thông trên xe 2 bánh, để tránh có những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mang đai cả với bé ngồi trực tiếp trên yên xe, phía trước; bé ngồi trên ghế đặt phía trước; bé ngồi phía sau.


Đồng thời, kính nhờ VnExpress có những bài viết ấn tượng để các bậc cha mẹ tự ý thức đến việc giữ an toàn cho bé, không đợi đến lúc có qui định, vì chúng ta cũng biết rằng qui trình để đến một quyết định nào đó của chúng ta cũng rất cần thời gian.


Theo ý kiến của tôi, việc áp dụng qui định đội nón bảo hiểm đối với người đi xe hai bánh là quan trọng thì việc mang đai an toàn cho bé cũng nên được đặt ở ngang tầm như thế.


Chúng ta làm nhiều cách, phản ánh nhiều trường hợp để cảnh báo nhằm mang lại sự an toàn cho người dân, nhưng hãy bắt đầu từ những việc tưởng như đơn giản nhất.


Hằng ngày đi làm tôi vẫn thường góp ý với các phụ huynh chở con em không đai an toàn như thế, nhưng chẳng biết hiệu quả đến đâu vì không gặp lại họ để xem họ có thay đổi không.


Hãy tự bảo vệ con em chúng ta ngay từ bây giờ, giá một cái đai an toàn chỉ khoảng 70.000 đồng.


Cảm ơn Quý báo rất nhiều.


Yen Ha
(theo vnexpress)


(Source: Tin180 - Cha mẹ 'đùa' với tính mạng của con - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog )



Tổng đài hướng dẫn không chuẩn xác - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog

Thắc mắc về cách sử dụng hộp thư thoại (Voicelink), sáng ngày 30-8, tôi gọi điện tới tổng đài 1080 TPHCM. Nhân viên tổng đài danh số 54 sau khi nghe tôi trình bày đã cung cấp cho tôi số máy hỗ trợ của Voicelink là 38371222.


DienThoaiVien
Ảnh minh họa


Tôi gọi tới số máy trên, hệ thống tự động trả lời “số máy này không tồn tại, xin mời quý khách liên hệ với 116 hoặc 38222000”. Tôi gọi đến số 38222000, cô nhân viên hướng dẫn lại chỉ tôi gọi đến số 38389793. Thực hiện theo chỉ dẫn, tôi chỉ được nghe những hồi chuông của máy fax đổ liên hồi.


Đã phải mất mấy cuộc gọi mà vẫn không được việc, buộc lòng tôi gọi đến tổng đài 116 xin giúp đỡ thì cô nhân viên danh số 21 cung cấp cho tôi số máy 38271185. Lại gọi nữa, nhưng cũng như những cuộc gọi trước đó, chuông vẫn đổ nhưng không có ai nhấc máy, một lát sau thì những hồi tút tút kéo dài và chấm dứt cuộc gọi. Một lần nữa, tôi lại gọi đến tổng đài 1080 để tiếp tục xin số, lần này cô nhân viên danh số 31 sau khi cho tôi nghe nhạc chờ thì xin lỗi vì hệ thống đang gặp trục trặc và hứa sẽ gọi lại cung cấp cho tôi số điện thoại tôi đang cần.


Có lẽ đây không phải lần đầu và chắc cũng chưa phải là lần cuối khi khách hàng có nhu cầu gọi đến tổng đài 116, 1080 bị phiền lòng, trong khi dịch vụ tổng đài 1080 lại thu cước của khách hàng tính theo thời gian cuộc gọi. Do công việc, thỉnh thoảng tôi phải gọi đến tổng đài 116 hoặc 1080 của Viễn thông TPHCM, nhưng quả thật không ít lần những số tổng đài cung cấp cho tôi không chính xác. Có lần, tôi muốn liên hệ với Bệnh viện Quân dân miền Đông ở quận 9-TPHCM thì tổng đài cung cấp cho tôi số điện thoại của nhà dân. Có lần xin số điện thoại của cơ quan liên hệ thì tổng đài lại cung cấp số máy fax . . . Sự thiếu chính xác này làm mất thời gian, gây phiền lòng khách hàng mỗi khi có nhu cầu cần đến sự hỗ trợ của tổng đài.


Hoàng Thanh (quận 1- TPHCM)
(theo nld)


(Source: Tin180 - Tổng đài hướng dẫn không chuẩn xác - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog )



Một vụ tử vong cần làm rõ - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog

Nhân chứng cho rằng bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Bình Dân (TPHCM) là do nhân viên y tế không thay bình ôxy đã hết dưỡng khí

Sáng sớm 30-8, đường dây nóng Báo NLĐ đã nhận được nhiều cuộc gọi từ những người nuôi bệnh phản ánh sự tắc trách của nhân viên y tế đang trực tại Khoa Niệu B1, Bệnh viện Bình Dân (TPHCM).


Một vụ tử vong cần làm rõ - Tin180.com (Ảnh 1)


Khoa Niệu B1, Bệnh viện Bình Dân, nơi bệnh nhân Võ Thị Năm đã tử vong vào sáng 30-8



Cầu cứu nhưng bị bỏ lơ


Nạn nhân là bà Võ Thị Năm (SN 1934, ngụ Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đang điều trị bệnh thận tại phòng 276, Khoa Niệu B1. Nhiều người đang chăm sóc người thân nằm cùng phòng với bà Năm kể lại: Khi người nhà bà Năm phát hiện bình ôxy bà đang thở đã hết dưỡng khí, đồng thời chai dịch đang truyền cho bà cũng đã cạn và tình trạng sức khỏe bệnh nhân có biểu hiện rất xấu liền khẩn cấp chạy đi báo nhân viên y tế trực.


Thay vì đến phòng bệnh để theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe người bệnh thì nhân viên y tế đã thông báo người nhà trở về phòng đợi.


Chừng 15 phút sau, sức khỏe bà Năm càng nguy kịch hơn, lên cơn co giật, tím tái, người nhà tiếp tục khẩn thiết chạy cầu cứu. Lúc này, nhân viên y tế mới có mặt và đưa máy móc, dụng cụ đến thực hiện cấp cứu can thiệp. Tuy nhiên, bà Năm không qua khỏi.


“Liền ngay sau đó, họ mang biên bản tử vong đến để người nhà bà Năm ký vào. Thấy sự việc bất thường, có liên quan đến trách nhiệm của bộ phận nhân viên y tế trực tại đây, những người có mặt đã lên tiếng yêu cầu làm rõ. Tuy nhiên, mọi việc bị bỏ qua”- một người nuôi bệnh ở cùng phòng bức xúc.


Ghi nhận của chúng tôi trong ngày, nhiều người đang chăm sóc người thân tại Khoa Niệu B1 ở bệnh viện này bàn tán về thái độ thờ ơ của nhân viên y tế. Trong khi đó, Phòng Hành chính của khoa này lại nằm đối diện phòng 276, nơi bà Năm nằm điều trị, chỉ cách vài bước chân qua lại.


Tiếp tục kiểm tra lại


Chiều cùng ngày, phóng viên Báo NLĐ đã tiếp xúc với lãnh đạo Bệnh viện Bình Dân để tìm hiểu sự việc. Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng, giám đốc bệnh viện, cho biết trong buổi họp giao ban sáng cùng ngày, ông cũng có nghe báo cáo qua về trường hợp tử vong của bệnh nhân Năm nằm tại phòng này, khoa này. Tuy nhiên, lại không nghe nói gì về việc bình ôxy hết dưỡng khí hay bình truyền dịch hết như phản ánh nói trên.


Theo bác sĩ Hùng, qua thông tin từ Báo NLĐ, ông cũng đã cho kiểm tra khẩn trong chiều cùng ngày đối với bộ phận liên quan.


Theo bệnh án ghi nhận, bà Năm nhập viện ngày 24-8 trong tình trạng bệnh tình khá nặng, như bệnh mãn tính kéo dài, sức khỏe suy kiệt, gầy gò, thận phải có mủ, thận trái có sỏi, suy thận. Qua chụp CT cho thấy bệnh nhân bị bướu nội mạc ở niệu quản phải.


Ngày 25-8, bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu tháo mủ ở thận phải ra ngoài. Sau mổ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tương đối khá, được chuyển về phòng nằm vào ngày 26-8, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn phải thở ôxy theo kiểu ngắt quãng (không cho thở liên tục).


Vào lúc 5 giờ 25 phút sáng 30-8, ê kíp trực của Khoa Niệu B1 đã phát hiện bệnh nhân trong trình trạng ngưng tim, khi tiến hành cấp cứu thì phát hiện bị nhồi máu cơ tim và tử vong ngay sau đó vì cấp cứu không hiệu quả. Đến 6 giờ 5 phút, trực khoa này đã báo cáo lãnh đạo về vụ tử vong này.


Bác sĩ Hùng cho biết theo quy định, không có chuyện bệnh viện thiếu ôxy vì ngoài bình lớn chính còn có bình nhỏ phụ, ngoài ra, phòng cấp cứu nằm gần đó.


Để rộng đường dư luận, ông Hùng cũng cho biết bệnh viện sẽ tiếp tục kiểm tra lại, yêu cầu bộ phận liên quan giải trình lần nữa nhằm làm rõ, xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan. Tùy theo mức độ sai phạm cụ thể, nếu cần, bệnh viện sẽ thành lập hội đồng khoa học chuyên môn để có hướng xử lý chính xác.

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
(theo nld)


(Source: Tin180 - Một vụ tử vong cần làm rõ - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog )



Chàng sinh viên mê gà rừng - Diễn đàn - Thế giới blog

Đang là sinh viên trường cao đẳng nghề Hoàng Diệu (Đà Nẵng), Võ Duy Nghĩa đã là chủ một trang trại gà rừng được chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cấp phép chăn nuôi. Chàng sinh viên mê gà đang từng bước khẳng định thương hiệu gà rừng Nhân Nghĩa tại khu vực miền Trung.


Chàng sinh viên mê gà rừng  - Tin180.com (Ảnh 1)


Võ Duy Nghĩa đang cho gà rừng ăn


Đam mê chẳng giống ai


Sinh ra và lớn lên dưới chân núi An Bàu thuộc thôn Tú An, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, từ nhỏ Nghĩa đã quen với tiếng gà rừng gáy mỗi ngày. Thỉnh thoảng, Nghĩa cùng bạn bè cũng đánh bẫy được vài con và giữ lại để nuôi nhưng đều không thành công. Cứ nuôi được dăm bảy ngày thì gà chết.


Mãi sau này, Nghĩa mới nghiệm ra, gà rừng là một loài rất tinh khôn. Chúng thường đẻ ở ven những đường luồng nơi con người hay lên rừng, để tránh thú dữ ăn mất trứng. Nhưng ngược lại, chúng là loài rất nhát. Khi bị bắt, chúng sợ đến vỡ mật mà chết. Những con gà rừng mà Nghĩa đem về không sống được là vì môi trường thay đổi đột ngột, gà rừng không quen với việc bị nuôi nhốt và ăn duy nhất một loại thức ăn là lúa gạo.


Nghĩa yêu thích màu lông và vũ điệu tuyệt đẹp khi gà trống gáy và tỏ tình với gà mái, chúng nhảy rất đẹp. Sau nhiều lần thử nuôi thất bại, Nghĩa tìm cách mới: Nuôi gà không được thì nuôi trứng. Nghĩa chạy quanh huyện lùng sục hỏi mua trứng gà rừng do những người đi núi đem về rồi sau đó nhờ gà nhà ấp. Những con gà đầu tiên ra đời từ niềm đam mê đó.


Dự án mới lạ







Năm 2009, với bài dự thi “Phương pháp mới trong chăn nuôi động vật hoang dã khó tính- gà rừng”, Võ Duy Nghĩa đoạt giải nhất cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh” của chương trình “Giáo dục kinh doanh- KAB” trong khuôn khổ dự án “Thị trường lao động” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Lần đầu tiên dự án được triển khai thực hiện tại TP Đà Nẵng do tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ LĐ-TB&XH quản lý.
Khi những con gà rừng đầu tiên bắt đầu trưởng thành cũng là lúc Nghĩa có ý định thuần hóa gà rừng và nuôi với quy mô lớn ngay tại khu vườn rộng hơn 1 ha. Nghĩa hiểu được một số tập tính sinh hoạt của gà rừng từ thực tế và tìm hiểu qua sách báo. Hễ nghe nói ở đâu nuôi thành công gà rừng là Nghĩa tìm đến học hỏi kinh nghiệm và mua vài con về làm giống.

Nghĩa nài nỉ cha mẹ thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng cộng với việc bán những cây quế trong vườn nhà, Nghĩa thu được một số tiền kha khá để xây dựng chuồng trại, mua con giống và trang thiết bị phục vụ việc nuôi gà.


Nhưng mọi chuyện không đơn giản, Nghĩa thất bại liên miên vì gà vẫn còn tính rừng, thường đẻ trong bụi rậm và giấu trứng rất khéo. Hơn nữa, việc ấp trứng của gà rừng cũng khác nhiều so với gà nhà và nhiều yêu cầu ngoại cảnh khác của gà rừng. Những lứa gà đầu tiên không có lãi bởi gà đẻ rất ít, lại chịu hao hụt trong quá trình ấp và nuôi gà con.


Càng nuôi, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, trang trại gà rừng của Nghĩa đã có hơn 500 con lớn nhỏ. Trong đó có khoảng 100 gà sinh sản. Mỗi tháng cung cấp cho thị trường hơn 200 gà giống, gà chơi cảnh và gà thương phẩm. Thu nhập sau khi trừ chi phí hơn 10 triệu đồng/ tháng.


Hiện tại, Nghĩa có kế hoạch phát triển các giống gà rừng quý hiếm với mục đích vừa bảo tồn vừa cung cấp gà nuôi cảnh cho những người có nhu cầu.


Bạn đọc quan tâm hoặc muốn chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà rừng có thể lên lạc với Nghĩa qua địa chỉ mail: duynghia4988@gmail.com.


(Theo Tiền Phong, thanhnien)


(Source: Tin180 - Chàng sinh viên mê gà rừng - Diễn đàn - Thế giới blog )



'Quả bóng' đất Ba Vì xì hơi - Diễn đàn - Thế giới blog - Tiêu điểm

Cùng với những thông tin rò rỉ về quy hoạch mới có thể tạo khả năng vị thế vàng cho Ba Vì, giá đất cát tại đây lập tức bị thổi lên tới… phát sốt. Đùng một cái, quả bóng đất Ba Vì vỡ, tới lượt không ít nhà đầu tư... phát sốt.
Quả bóng’ đất Ba Vì xì hơi - Tin180.com (Ảnh 1)
Giá đất ở B Vì tăng từng ngày từ tháng 5.

Tôi có một người bạn chuyên lướt sàn chứng khoán và bất động sản. Sau những cơn sốt chứng khoán, sốt đất ở Hà Tây (Hà Nôi 2 hôm nay)… lưng vốn mà anh công khai tiết lộ khá nhiều tỉ. Anh chẳng cần làm việc ở công ty hoặc công sở nào, thi thoảng đẩy vài quả đất hoặc chung cư, dằn túi vài ba tỉ, sống khỏe re.



Chuyến pinic lần trước lên Ba vì, anh khoe đã lận lưng thêm vài trăm mét vuông đất (mà chúng tôi nghi phải là vài ngàn, vì nhiều người Việt mình có tính “nói dzậy mà hổng phải dzậy”) tại đây. Lúc đầu thấy rẻ lại ham cảnh sơn thủy hữu tình, anh tính xếp gạch sẵn chờ khi tứ thân phụ mẫu quy tiên sẽ đưa cả các cụ quây quần về Ba Vì.“Sau nghe theo những nguồn đáng tin cậy, tôi quyết phục chờ trung tâm hành chính quốc gia và trục đường mới chuyển lên, sẽ đầu tư xây khách sạn vài ba sao hót tiền thiên hạ. Không thì cũng sang tay kiếm tiền cho con du học Anh, Mỹ dài dài” – anh cao hứng chốt lại.



Giờ thì anh cũng đang phát sốt phát rét như những nhà đầu tư hoặc góp vốn mua đất trên giấy, hoặc đầu tư đi tắt đón đầu quy hoạch, hoặc lao vào gom tiền tỉ mua đất chỉ vì tâm lý “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”… Anh nằm trong số những nhà đầu tư quyết phục chờ giá đất đỉnh mới đẩy đi. để rồi dù cũng có nghề mà vẫn vỡ mộng vì ôm đất Ba Vì. Anh không giống những ai đó quay sang hắt hủi đất, chỉ mong bán tống bán tháo đi, cũng không nằm trong số những người đánh tiếng cầu cứu lãnh đạo huyện Ba Vì, bởi biết rõ chỉ càng thêm thất vọng.



Về cơn sốt đất và vỡ bong bóng bất động sản ở Ba Vì này, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ trong trả lời mới nhất với báo Lao Động đã nhấn mạnh:



“Đây là câu chuyện triển khai quy hoạch, quan trọng lúc này nhà đầu tư tiếp nhận quy hoạch đó như thế nào. Tính khả thi là bao nhiêu phần trăm, sự đảm bảo việc thực hiện quy hoạch của chính quyền là như thế nào… Nhà đầu tư phải có đủ những thông tin đó, nhất là độ chắc chắn, tin cậy của thông tin phải ở mật độ cao. Nếu chỉ nghe những luồng thông tin đồn thổi, không chắc chắn mà đã đầu tư thì chắc chắn sẽ rủi ro”.



Âu cũng là thêm một bài học đắt giá nữa về những cơn sốt ảo, vốn tự thân cái “ảo” đã không thể tồn tại trong bất kỳ lĩnh vực nào!


Thanh Nguyễn
(theo dantri)


(Source: Tin180 - 'Quả bóng' đất Ba Vì xì hơi - Diễn đàn - Thế giới blog - Tiêu điểm )



Chiếc đèn ông sao không lấp lánh - Cửa sổ blog - Thế giới blog - Tiêu điểm

’Mẹ ơi, cô giáo con bảo nộp tiền để mua đèn ông sao, Trung thu này cả lớp con được đi rước đèn đấy mẹ ạ!’ - Đó là năm tôi học lớp 6. Tôi háo hức bao nhiêu thì mẹ đăm chiêu bấy nhiêu, mà tôi thì không nhận ra điều đó.

Ngày đó, để mua được một cái đèn ông sao dán bằng giấy nilon màu xanh đỏ lấp lánh, trong suốt (như giấy gói oản bây giờ) chẳng dễ chút nào. Mẹ không hứa, nhưng cũng chẳng thể hết đăm chiêu suốt bao ngày, kể từ khi tôi đòi mua đèn ông sao.


Lớp 6, tôi là lớp trưởng hẳn hoi nhé. Và đương nhiên lớp trưởng thì sẽ đứng đầu hàng khi đi rước đèn. Tôi tự hào lắm. Nhưng chiếc đèn ông sao lấp lánh kia vẫn là mơ ước.


Mấy hôm, tôi thấy bố đi làm về là hì hụi ngồi vót tre thành những chiếc nan dài thật dài, và đều tăm tắp. Mẹ bảo rằng bố đang làm đèn ông sao đấy. Ui cha, tôi nhảy cẫng lên, chạy đi khoe với lũ trẻ con khắp xóm: Bố tao làm đèn ông sao cho anh em tao nhá, to ơi là to, đèn của chúng mày thua hết, nhá... Lũ trẻ con tròn xoe mắt, và cũng trông chờ chả kém gì tôi, dù chúng nó đang ghen tị phải biết...


Rằm Trung thu, cô giáo chủ nhiệm cho các lớp xếp hàng ở sân trường như lễ chào cờ mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Cũng quần áo sạch sẽ, khăn quàng đỏ, chỉ khác là trên tay mỗi bạn có thêm một cái đèn ông sao. Cả sân trường chỉ có tôi và lác đác vài bạn là mang đèn ông sao do tự tay bố mẹ làm cho. Nhìn những chiếc đèn tự làm là biết ngay vì đều không có giấy lấp lánh như đèn bán sẵn, mà là giấy màu xỉn xỉn (cũng xanh, cũng đỏ nhưng chẳng hấp dẫn tẹo nào).


Chiếc đèn ông sao không lấp lánh - Tin180.com (Ảnh 1)


Nhìn các bạn xúng xính chiếc đèn ông sao gắn thêm một cái nến nhỏ xíu bên trong, nó sang rực lên ánh đỏ, tôi thầm tủi thân vì đèn của mình chẳng lấp lánh như thế. Giữa đêm tối chẳng nhìn rõ đèn của tôi màu gì nữa...


Cô giáo phụ trách đội sau khi ổn định trật tự xong, nhìn thấy tôi đứng đầu hàng của lớp mà tay lại cầm cái đèn ông sao tối thui, cô bảo: "Sao em không bảo mẹ mua đèn như các bạn rồi cắm nến cho đẹp, em đứng đầu hàng, không thể cầm cái đèn này được..." Thực ra, tôi cũng mơ ước cái đèn lấp lánh như các bạn lắm chứ - dù bé hơn cái bố làm cũng được. Tôi bối rối chẳng biết nói thế nào với cô giáo.


Cô đi xuống phía dưới, cầm lên một cái đèn ông sao, chẳng biết của bạn nào, lấp lánh màu xanh đỏ, có nến thắp sang rực lên. Cô đổi cho tôi ông sao đó, còn cô cầm ông sao của tôi đưa cho bạn nào đó tít phía cuối hàng. Cả đêm rằm, tôi xúng xính và khư khư ôm cây đèn rực rỡ. Khi phá cỗ Trung thu, rồi đến tận khi ra về, tôi vẫn ôm chiếc đèn lấp lánh kia, mà quên hẳn cái đèn rất chắc chắn mà bố đã làm cho tôi.


Khi về nhà, tôi níu tay mẹ, khoe: Lúc tối bố mẹ có nhìn thấy con không? Con cầm cái đèn lấp lánh cơ, không phải cái bố làm cho con đâu... Sự hồn nhiên thơ trẻ đã không cho tôi cảm nhận được nỗi buồn lặng đi trong đôi mắt bố mẹ tôi ngày ấy, cũng không cho tôi hiểu được nỗi ấm ức, tủi hờn của bạn đã bị cô giáo bắt phải đổi ông sao lấp lánh kia cho tôi... Chẳng biết có quá muộn không, khi mà mãi về sau, tôi mới nhận ra rằng không phải cái gì lấp lánh và rực rỡ cũng là đẹp...


Đào Quỳnh Nga
(Bài dự thi ’Trung thu của tôi’)
(theo ngoisao)


(Source: Tin180 - Chiếc đèn ông sao không lấp lánh - Cửa sổ blog - Thế giới blog - Tiêu điểm )



Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Con gái và tình yêu nước Nga - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog - Tiêu điểm

Hôm trước con gái đã làm ba mẹ ngạc nhiên khi bỗng nhiên say sưa xem một điệu múa dân gian Nga trên TV. Ba mẹ nghĩ ít ra con gái cũng có một niềm đam mê nho nhỏ đối với nền văn hóa Nga chăng. Nghĩ đến đấy tự nhiên ba mẹ thấy vui vui trong lòng.



img2

Còn nhớ có lần ba thấy trên TV giới thiệu về thành phố Leningrad-Saint Petersburg, nơi ba từng học, ba gọi con gái đến ôm con vào lòng rồi bảo: “Đây là thành phố nơi ba đã học 5 năm đại học đấy, con thấy có đẹp không?” Thành phố “Đêm Trắng” với dòng sông Nheva xanh biếc hiền hòa, với những lâu đài cung điện nguy nga tráng lệ gợi lên trong ba bao nhiêu ký ức thời trai trẻ.



Ba mẹ biết rằng trong hoàn cảnh hiện nay, khi người ta học tiếng Anh nhiều hơn tiếng Nga, người đi học ở các nước phương Tây nhiều hơn học ở Nga, và đặc biệt con gái đang học trường tiểu học quốc tế hàng ngày nói tiếng Anh thì dường như con không có nhiều cơ hội tìm hiểu rồi để yêu nước Nga như ba mẹ.



Thầy tiếng Anh của con là người Mỹ, người Canada… nên con chỉ biết nhiều đến những nước này. Thậm chí có lần con thấy ảnh ba mẹ chụp ở Nga có tuyết rơi, con còn cho rằng ba mẹ đã học ở Mỹ.



Vì vậy có đôi lúc ba mẹ thấy buồn buồn. Ở tuổi con, mẹ đã biết về nước Nga. Lớn lên, trên kệ sách của mẹ, sách về nước Nga nhiều hơn cả. Bà ngoại mỗi khi có dịp mua sách thì cũng mua nhiều sách văn học Nga.



Những năm học phổ thông, mẹ chưa từng đến nước Nga, nhưng nước Nga trong mẹ là cả một tình yêu lớn. Những câu thơ lãng mạn của Pushkin, những câu chuyện về Paven, về Timua và đồng đội, về tấm lòng của những người lính Xôviết đối với người diễn viên opera trong câu chuyện Âm nhạc Vécđi, về người mẹ Nga dãi dầu sương gió, hy sinh cả cuộc đời cho con trong Cánh đồng mẹ… hay những âm thanh du dương, trầm bổng trong những bài hát Nga, những bức tranh thiên nhiên Nga lộng lẫy của Levitan… đã hình thành trong mẹ một ước mơ.



Ước mơ của mẹ là một ngày nào đó sẽ được đặt chân lên đất nước mà mẹ cho rằng kỳ diệu ấy. Mẹ mơ ước được bước chân trên tuyết trắng để nghe tuyết kêu lạo xạo dưới chân như Pautovski miêu tả, được ngắm lá non trên cành khi mùa hè sắp đến để hiểu vì sao Pushkin lại yêu mùa lá non. Mẹ chọn học tiếng Nga cũng vì muốn hiểu thêm về nền văn hóa Nga, một nền văn hóa lớn của nhân loại.



Ba mẹ yêu nước Nga không chỉ vì đất nước tươi đẹp và con người nhân hậu mà còn vì nơi đó đã chứa nhiều kỷ niệm đẹp của ba mẹ. Ba mẹ mơ ước có ngày con gái sẽ được đến đó và thốt lên với bạn bè: nơi đây ngày xưa ba mẹ mình gặp nhau.



Niềm mơ ước ấy có lẽ khó thành hiện thực. Tuy nhiên, khi mẹ nghĩ rằng con có cuộc đời của con, có niềm đam mê của con, có tình yêu của con, mẹ không thể nào mà cũng không có quyền áp đặt, thì mẹ thấy yên lòng và có chút gì đó được an ủi.



Dù sao, mẹ và con cũng có một điểm chung là ở tuổi con mẹ cũng ngâm nga bài hát Chiều Mátxcơva, còn con bây giờ thỉnh thoảng ngân nga giai điệu bài hát ấy và con nói với mẹ rằng con rất thích bài này (dù con chỉ thuộc giai điệu chứ không thể thuộc lời như bài Happy New Year). Có lần con còn nói rằng con thích bài này mà sao mẹ không cài nhạc chuông điện thoại của mẹ. Thế là mẹ đã cài bài hát ấy mỗi khi ba gọi mẹ.



Chắc chắn vào một ngày nào đó, ba mẹ sẽ kể cho con nghe nhiều về nước Nga tươi đẹp, về con người Nga nhân hậu, bao dung.


Tác giả: Việt Trung.
Tặng con gái Quỳnh Như
(theo nuocnga)


(Source: Tin180 - Con gái và tình yêu nước Nga - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog - Tiêu điểm )

Con gái và tình yêu nước Nga - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog - Tiêu điểm

Hôm trước con gái đã làm ba mẹ ngạc nhiên khi bỗng nhiên say sưa xem một điệu múa dân gian Nga trên TV. Ba mẹ nghĩ ít ra con gái cũng có một niềm đam mê nho nhỏ đối với nền văn hóa Nga chăng. Nghĩ đến đấy tự nhiên ba mẹ thấy vui vui trong lòng.



img2

Còn nhớ có lần ba thấy trên TV giới thiệu về thành phố Leningrad-Saint Petersburg, nơi ba từng học, ba gọi con gái đến ôm con vào lòng rồi bảo: “Đây là thành phố nơi ba đã học 5 năm đại học đấy, con thấy có đẹp không?” Thành phố “Đêm Trắng” với dòng sông Nheva xanh biếc hiền hòa, với những lâu đài cung điện nguy nga tráng lệ gợi lên trong ba bao nhiêu ký ức thời trai trẻ.



Ba mẹ biết rằng trong hoàn cảnh hiện nay, khi người ta học tiếng Anh nhiều hơn tiếng Nga, người đi học ở các nước phương Tây nhiều hơn học ở Nga, và đặc biệt con gái đang học trường tiểu học quốc tế hàng ngày nói tiếng Anh thì dường như con không có nhiều cơ hội tìm hiểu rồi để yêu nước Nga như ba mẹ.



Thầy tiếng Anh của con là người Mỹ, người Canada… nên con chỉ biết nhiều đến những nước này. Thậm chí có lần con thấy ảnh ba mẹ chụp ở Nga có tuyết rơi, con còn cho rằng ba mẹ đã học ở Mỹ.



Vì vậy có đôi lúc ba mẹ thấy buồn buồn. Ở tuổi con, mẹ đã biết về nước Nga. Lớn lên, trên kệ sách của mẹ, sách về nước Nga nhiều hơn cả. Bà ngoại mỗi khi có dịp mua sách thì cũng mua nhiều sách văn học Nga.



Những năm học phổ thông, mẹ chưa từng đến nước Nga, nhưng nước Nga trong mẹ là cả một tình yêu lớn. Những câu thơ lãng mạn của Pushkin, những câu chuyện về Paven, về Timua và đồng đội, về tấm lòng của những người lính Xôviết đối với người diễn viên opera trong câu chuyện Âm nhạc Vécđi, về người mẹ Nga dãi dầu sương gió, hy sinh cả cuộc đời cho con trong Cánh đồng mẹ… hay những âm thanh du dương, trầm bổng trong những bài hát Nga, những bức tranh thiên nhiên Nga lộng lẫy của Levitan… đã hình thành trong mẹ một ước mơ.



Ước mơ của mẹ là một ngày nào đó sẽ được đặt chân lên đất nước mà mẹ cho rằng kỳ diệu ấy. Mẹ mơ ước được bước chân trên tuyết trắng để nghe tuyết kêu lạo xạo dưới chân như Pautovski miêu tả, được ngắm lá non trên cành khi mùa hè sắp đến để hiểu vì sao Pushkin lại yêu mùa lá non. Mẹ chọn học tiếng Nga cũng vì muốn hiểu thêm về nền văn hóa Nga, một nền văn hóa lớn của nhân loại.



Ba mẹ yêu nước Nga không chỉ vì đất nước tươi đẹp và con người nhân hậu mà còn vì nơi đó đã chứa nhiều kỷ niệm đẹp của ba mẹ. Ba mẹ mơ ước có ngày con gái sẽ được đến đó và thốt lên với bạn bè: nơi đây ngày xưa ba mẹ mình gặp nhau.



Niềm mơ ước ấy có lẽ khó thành hiện thực. Tuy nhiên, khi mẹ nghĩ rằng con có cuộc đời của con, có niềm đam mê của con, có tình yêu của con, mẹ không thể nào mà cũng không có quyền áp đặt, thì mẹ thấy yên lòng và có chút gì đó được an ủi.



Dù sao, mẹ và con cũng có một điểm chung là ở tuổi con mẹ cũng ngâm nga bài hát Chiều Mátxcơva, còn con bây giờ thỉnh thoảng ngân nga giai điệu bài hát ấy và con nói với mẹ rằng con rất thích bài này (dù con chỉ thuộc giai điệu chứ không thể thuộc lời như bài Happy New Year). Có lần con còn nói rằng con thích bài này mà sao mẹ không cài nhạc chuông điện thoại của mẹ. Thế là mẹ đã cài bài hát ấy mỗi khi ba gọi mẹ.



Chắc chắn vào một ngày nào đó, ba mẹ sẽ kể cho con nghe nhiều về nước Nga tươi đẹp, về con người Nga nhân hậu, bao dung.


Tác giả: Việt Trung.
Tặng con gái Quỳnh Như
(theo nuocnga)


(Source: Tin180 - Con gái và tình yêu nước Nga - Bạn đọc làm báo - Thế giới blog - Tiêu điểm )

Đấu trường Macro (P1) - Ảnh - Video - Thế giới blog - Tin Photo

Đấu trường Macro


>> Đấu trường Macro


403jr0cx1


pr0v16eu1


fj1rbjg31


8z69i0ci1


ldl64py11


oazafe8i1


r65eq29y1


4lsblrwp1


1lx1vb8s1


u0va2r5z1


rdzwcpau1


hgwzs2qk1


e8uoaman1


et0ka8vf1


hw7y7j5s1


g8dvzxyk1


(theo vnphoto)


(Source: Tin180 - Đấu trường Macro (P1) - Ảnh - Video - Thế giới blog - Tin Photo )