Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Lao động chê công việc phổ thông - Diễn đàn - Thế giới blog - Tiêu điểm

Lao động ngoại tỉnh thích làm việc tự do dù nặng nhọc và không ổn định. LĐ trẻ ở thành phố học hết phổ thông thì thích việc nhẹ nhàng... Điều đó làm cho tình hình thiếu LĐPT và CN càng trở nên trầm trọng tại nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố lớn và những tỉnh tập trung đông KCN-KCX.
Lao động chê công việc phổ thông   - Tin180.com (Ảnh 1)


LĐ trẻ tìm việc tại phiên giao dịch việc làm Hà Nội
Kén việc


Trung bình mỗi phiên GDVL của TTGTVL Hà Nội cần tuyển 2.500-3.000 LĐ, trong đó nhu cầu LĐPT và CNKT chiếm tới 70-80%. Nhưng kết quả tuyển dụng lại trái ngược, số LĐPT và CN chiếm không đầy 20% tổng số LĐ được sơ tuyển. TTGTVL Hà Nội cho biết, đa phần LĐPT tuyển dụng được đều là người ngoại tỉnh. LĐ trẻ Hà Nội dù chỉ học hết phổ thông hoặc tốt nghiệp trường nghề đều không mặn mà với công việc phổ thông hoặc làm CN.


Tại ngày tuyển dụng trực tiếp do TTGTVL Interserco - Báo Lao Động tổ chức, chị Dương Thị Diệu - Chánh Văn phòng Tập đoàn Thành Công - cho biết: “Trong 10 hồ sơ tôi nhận được thì có tới 3 người tốt nghiệp TC nghề nhưng lại xin làm NV kinh doanh, giao hàng... Khi tôi gợi ý họ chuyển sang vị trí CN cho phù hợp, cả 3 người đều từ chối với nhiều lý do: Lương thấp, công việc nặng nhọc... Nhưng thực tế lương CN của Cty tối thiểu là 2,2 triệu đồng/tháng, trong khi lương NV giao hàng chỉ là 1,8 triệu đồng”.


Ông Cao Duy Hiệp - TTGTVL Vĩnh Phúc - cho biết: Nhiều người tốt nghiệp TC, CĐ nghề nghĩ rằng đã đi học là LĐ có trình độ, nên chỉ tìm việc văn phòng, kỹ thuật, chứ không chịu làm CN. Chúng tôi đã tư vấn rằng tốt nghiệp CĐ nghề rất phù hợp với vị trí đòi hỏi CN đã có tay nghề, nhiều Cty trả lương cho CN có tay nghề cao hơn cả NV văn phòng, nhưng họ vẫn không chịu làm, vì theo họ làm văn phòng mới “oai”.


Không chỉ thiếu CN, nhiều công việc phổ thông khác như NV phục vụ nhà hàng, bảo vệ, trông xe... cũng rất khó tuyển LĐ, bởi “phần đông các bạn trẻ ở thành phố coi những công việc này là thấp kém, không sang trọng. Làm những công việc này phần lớn là LĐ ngoại tỉnh hoặc người đã lớn tuổi” - ông Hiệp giải thích.


Kén... lương


Không chỉ kén việc, nhiều LĐ kén chọn mức lương cũng khiến các DN khó tuyển LĐPT và CN. Hiện nay, mức lương CN trung bình của các DN chỉ là 1,8-2,5 triệu đồng. CN cơ khí, xây dựng có nghề có thể đạt mức 2,5 triệu đồng/tháng, còn CN ngành may, lắp ráp điện tử yêu cầu tay nghề không cao, làm công việc giản đơn chỉ được trả 1,6-1,8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, một LĐPT làm phụ hồ ở ngoài cũng kiếm được từ 80.000 - 100.000 đồng/ngày, nếu biết xây có thể được trả công từ 120.000 - 150.000 đồng/ngày. Ông Cao Duy Hiệp cho biết: “Nhiều Cty trả lương CN đến 3 triệu đồng/tháng, nhưng thường phải tăng ca, có khi đến 200%, nên CN không chịu nổi. Còn mức lương 4-4,5 triệu đồng chỉ dành cho CN tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. Những DN nào trả lương CN dưới 1,2-1,3 triệu/tháng thì “đừng mơ” tuyển được LĐ”.


Nhiều LĐ địa phương sau một thời gian ngắn làm việc trong nhà máy lại bỏ ra ngoài. Họ cho biết Cty nói trả lương 2,5 triệu, nhưng thực lĩnh chỉ được khoảng 1,8 triệu đồng, bởi bị trừ tiền ăn trưa, tiền bảo hiểm... Ông Hiệp giải thích: Phần đông LĐ ngoại tỉnh, do hiểu biết hạn chế, chỉ thích “tiền tươi”. Họ chỉ thích mỗi tháng được cầm đủ 2,5 triệu, mà không tính phải tự bỏ tiền ăn trưa mất bao nhiêu, còn bảo hiểm đối với họ là chuyện xa vời. Chính vì vậy, DN tìm mọi cách cải thiện các chế độ, như đóng đầy đủ bảo hiểm, tăng tiền ăn trưa, có nhà cho CN ở xa... vẫn không thu hút được LĐ.



(Theo Lao Động, thanhnien)


(Source: Tin180 - Lao động chê công việc phổ thông - Diễn đàn - Thế giới blog - Tiêu điểm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét