Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Đừng biến mô hình bán trú thành 'mô hình ba ca' | Diễn đàn | Thế giới blog


Đầu tháng 3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã công bố Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, sẽ hoàn tất việc chuyển sang mô hình dạy học cả ngày đối với cấp tiểu học vào năm cuối cùng của giai đoạn này.

img131

Đây là chương trình do Bộ Giaó dục và đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và UBND của 36 tỉnh cùng tham gia.

Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương thực hiện chương trình này đã nhiều năm. Đến nay, hầu hết các trường tiểu học trong toàn tỉnh đã và đang thực hiện mô hình dạy học bán trú, trong đó nhiều trường phấn đấu đạt chuẩn. Là một trong những địa phương đi đầu, không chỉ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục hiểu về những mặt được và chưa được ở mô hình này, mà còn là sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh học sinh, vì chương trình đặt ra không ngoài mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội, trực tiếp là phụ huynh có điều kiện công tác tốt hơn khi cho con đến trường cả ngày. Đó là một trong những ưu điểm lớn của mô hình. Bên cạnh đó, việc học bán trú còn tạo cho các em có môi trường phù hợp với lứa tuổi...

Song, thực tế, đa số học sinh bán trú vô tình phải học "3 ca" mỗi ngày, vì cả ngày ở trường, nhưng tối đến về nhà các em vẫn còn rất nhiều bài tập, thậm chí phụ huynh còn phải giúp làm những bài thủ công như: thêu một bông hoa trên chiếc khăn tay, may một túi xách... những công việc mà với người lớn, nhiều người cho là nặng nhọc huống chi là học sinh đang độ từ 6 - 11 tuổi. Và thực tế đáng buồn hơn nữa, là tình trạng một số giáo viên bày ra lớp học thêm vào ngày nghỉ cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Là một phụ huynh, tôi nhận thấy, mô hình này rất cần thiết với những gia đình bố mẹ đều đi làm cả ngày. Song, cũng không thiếu những lúc xót xa khi thấy con chịu áp lực nặng trong giờ giấc, nhất là phải đánh thức con dậy lúc 6 giờ sáng để đi học thêm những ngày thứ bảy, chủ nhật...

Chương trình tiểu học kéo dài 5 năm dành cho các em từ 6 - 11 tuổi với yêu cầu lớn nhất là các em đọc thông, viết thạo; tính nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Còn các môn ngoại khoá khác chỉ nhằm cho các em làm quen là chính. Với chương trình đó, mỗi ngày một buổi là đúng khoa học, buổi còn lại để ôn bài, tìm hiểu ngoại khoá nhằm mở rộng kiến thức. Từ sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục ngày càng đưa thêm nhiều chương trình thú vị vào cấp tiểu học, như: nhạc, hoạ, ngoại ngữ... Song, chủ yếu để cho các em làm quen, chứ thực tế, có bao nhiêu học sinh sau khi học xong tiểu học mà biết vẽ, biết đàn... kể cả học sinh bán trú? Các trường học tầm cỡ quốc tế như: Huế Star, Chi Lăng... hiện nay mức chi phí mỗi tháng cho một học sinh tiểu học từ 2 đến 3 triệu đồng. Một trong những lời hứa họ nêu ra với phụ huynh là học sinh vào lớp một bắt đầu từ không biết gì, học sinh không cần đi học thêm và không phải học bài ở nhà... Đây thực sự là những điều hấp dẫn với phụ huynh. Nhưng nếu quay ngược thời gian, trong thời của chính những phụ huynh ngày nay, thì học sinh cấp I làm gì có chuyện phải đi học thêm?! Ngày một buổi đi học, một buổi ở nhà luyện chữ, học toán có thể coi là đủ, bởi không phải ngày nào cũng cần học thêm buổi tối. Về ngoại khoá, tuy điều kiện lúc bấy giờ còn nghèo nàn, học sinh cấp I hầu như không được học thêm gì ngoài học chữ, nhưng tất cả đều biết những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, nhày dây, lò cò... các bạn trai thì sáng tạo ra những chiếc xe bò xít, những bộ bàn ghế làm từ giấy, bìa, những lọ mực dán đầy hoa... Điều đó giờ đây thật sự xa lạ với các em học sinh tiểu học.

Tuổi của học sinh tiểu học là tuổi vừa học, vừa chơi. Nhưng với học sinh bán trú hiện nay, các em không những không được tiếp cận với nhiều trò chơi phù hợp lứa tuổi mà ngay các chương trình dành cho tuổi thơ trên truyền hình, những game show bổ ích các em cũng không có thời gian để mà xem.


Cái gì thì cũng có mặt được và chưa được của nó. Thời gian tự học, tự nghiền ngẫm và độc lập trong suy nghĩ là điều quan trọng nhất trong quá trình hình thành tri thức của mỗi người. Những học sinh xuất sắc hầu hết đều có sự độc lập trong suy nghĩ; có "cá tính" nhất định và ít mang tư tưởng "chạy theo", "ăn theo". Ngày trước học sinh một buổi đến trường, một buổi ở nhà tự học, đó là quá trình phát triển rất tự nhiên. Mô hình bán trú dù sao thì vẫn mang trên mình nó giải pháp tình thế, vừa giúp các bậc phụ huynh yên tâm công tác, vừa giữ chân các em ở trường để khỏi lêu lổng, chứ thời gian tự học chẳng có là bao, bởi buổi tối ngồi vào bàn học, em nào cũng đều mệt nhoài. Đây là mô hình của thời đại công nghiệp, và thời gian học ở trường chủ yếu vẫn mang tính chất "bầy đàn". Vậy thì cũng đừng vội mừng khi con mình về nhà không phải học bài.


Hương Lan
(theo dantri)


(Source: Tin180 - Đừng biến mô hình bán trú thành 'mô hình ba ca' | Diễn đàn | Thế giới blog )



Tin nổi bật tổng hợp. Tin nổi bật
  • Giúp các tù nhân tiếp xúc với người chết | Nhân vật và đối thoại | Thế giới | Tin nổi bật Nhân vật và đối thoại: Giúp các tù nhân tiếp xúc với người chết | Thế ...
  • Trái cây Việt Nam còn nhiều cơ hội vào Mỹ và Nhật | Tin kinh tế | Kinh doanh | Tin nổi bật Tin kinh tế: Trái cây Việt Nam còn nhiều cơ hội vào Mỹ và Nhật | Kinh ...
  • Quý bà Nguyễn Thị Thu Hà: Gia đình mới là mãi mãi | Nghệ sỹ | Văn hóa | Tin nổi bật Nghệ sỹ: Quý bà Nguyễn Thị Thu Hà: Gia đình mới là mãi mãi | Văn hóa |...
  • Hồng Nhung, Mỹ Tâm hát mừng 1.000 năm Thăng Long | Âm nhạc | Nghệ thuật | Tin nổi bật Âm nhạc: Hồng Nhung, Mỹ Tâm hát mừng 1.000 năm Thăng Long | Nghệ thuật...
  • Hồng Nhung và quan niệm về tình yêu - hôn nhân | Âm nhạc | Nghệ thuật | Tin nổi bật Âm nhạc: Hồng Nhung và quan niệm về tình yêu - hôn nhân | Nghệ thuật |...
  • Những động vật khỏe nhất trên trái đất | Tin Khoa Học | Khoa học | Tin nổi bật Tin Khoa Học: Những động vật khỏe nhất trên trái đất | Khoa học | Tin ...
  • Hài hước chuyện bất đồng | Gia đình | Đời sống | Tin nổi bật Gia đình: Hài hước chuyện bất đồng | Đời sống | Tin nổi bật
  •  Tai hại vì đọc trộm tin nhắn | Gia đình | Đời sống | Tin nổi bật Gia đình: Tai hại vì đọc trộm tin nhắn | Đời sống | Tin nổi bật
  • Hỏng răng, mang bệnh vì chỉnh nha  | Tin sức khoẻ | Sức khỏe | Tin nổi bật Tin sức khoẻ: Hỏng răng, mang bệnh vì chỉnh nha  | Sức khỏe | Tin nổi ...
  • Ừ thì nhà tôi nghèo! | Cửa sổ blog | Thế giới blog | Tin nổi bật Cửa sổ blog: Ừ thì nhà tôi nghèo! | Thế giới blog | Tin nổi bật
  • Ai đã gặp Phật Thích Ca? Bày tỏ lòng tôn kính tới những nghệ sĩ vô danh | Tin tức - Bình luận | Văn hóa | Tin nổi bật Tin tức - Bình luận: Ai đã gặp Phật Thích Ca? Bày tỏ lòng tôn kính tới...
  • 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích | Hồ sơ-Tư liệu | Khoa học | Tin nổi bật Hồ sơ-Tư liệu: 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích |...
  • Nghiên cứu của phương Tây về luân hồi | Hồ sơ-Tư liệu | Khoa học | Tin nổi bật Hồ sơ-Tư liệu: Nghiên cứu của phương Tây về luân hồi | Khoa học | Ti...
  •  Tha thứ vô điều kiện  | Gia đình | Đời sống | Tin nổi bật Gia đình: Tha thứ vô điều kiện | Đời sống | Tin nổi bật
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét