Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Quá sợ nước uống vỉa hè | Diễn đàn | Thế giới blog


Những loại nước sâm, nước đắng, xi rô dâu, xi rô bạc hà... được bày bán trên các xe đẩy di động, không ai có thể biết được chất lượng cũng như tác hại của chúng


Vào những ngày nắng nóng, những xe nước giải khát di động xuất hiện khá nhiều trên các đường phố ở TPHCM. Điểm dừng chân của những người bán dạo này thường là những nơi công cộng như trước các trường học, cổng chợ, bệnh viện, công viên...


Quá sợ nước uống vỉa hè - Tin180.com (Ảnh 1)
Một xe nước giải khát lề đường


Nước giải khát giá rẻ



Mùa hè, trà sữa trân châu trở thành thức uống "ruột" của đông đảo giới trẻ. Các quán trà sữa đang thi nhau mọc lên, từ xe hàng rong di động cho đến các quán bình dân và cao cấp. Trà sữa trân châu vốn là một thức uống của người Đài Loan. Thấy nhiều người thích uống, người ta đã chế biến tại VN và bán với giá khá bình dân, từ 5.000-6.000 đồng/ly. Bên cạnh đó là nhiều loại thức uống vỉa hè bán với giá chỉ 2.000-3.000 đồng/ly, như nước cam, me, dừa, hồng trà, lục trà... Sở dĩ nó có giá rẻ là do các thứ nguyên liệu pha nước giải khát này bán đầy ở chợ Kim Biên (Q.5) với giá bán chỉ có vài ngàn đồng/kg (me, dâu, cam, xí muội, dừa xay...).

Gần đây có nhiều người bày ra lề đường mặt hàng nước ép trái cây như cam, bưởi thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, có nhiều điểm chỉ ép trái cây tượng trưng còn thực chất là pha từ các loại bột trên. Các chất dùng để pha nước giải khát bày bán ở chợ hầu hết đều từ Trung Quốc, loại không nhãn mác, không thương hiệu được nhập lậu qua VN mà không nơi nào biết được chất lượng của nó.



Còn các loại sâm, mía lau, nước đắng... trên các xe hàng rong được đóng thủ công trong chai nhựa, bán với giá từ 6.000-7.000 đồng/chai, tùy theo loại. Thành phần của chúng gồm những gì thì chỉ người sản xuất mới biết.



Bà Nguyễn Thị Út, trước đây thường bán nước sâm ở chợ An Đông (Q.5), cho biết: "Pha được thùng nước sâm bảo đảm chất lượng để bán không phải là chuyện đơn giản. Nào là chọn nguyên liệu, cách nấu các chất làm mát như thế nào, rồi pha với đường tỉ lệ ra sao và nước pha loại nào cho phù hợp. Thế nhưng hiện nay không ít người bán nước sâm lại có cách riêng, chọn hóa chất để pha thành nước sâm đủ loại. Giá bán rẻ, đương nhiên hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng".



Hóa chất không nhãn mác



Đến chợ Kim Biên chúng tôi thấy những thùng, bịch hóa chất ở đây đều có điểm chung là tất cả hầu như không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất, chỉ có mảnh giấy nhỏ ghi tên hóa chất để người bán tránh nhầm lẫn.



Trân châu khá đa dạng về màu sắc và chủng loại với giá bán 10.000-15.000 đồng/kg tùy loại. Những hóa chất pha chế hương trái cây như: dâu, chanh, tắc... với giá 35.000- 40.000 đồng/kg (có loại bột, có loại hạt nhỏ) nhưng tất cả những bịch đều trần trụi, không hề có nhãn mác mà chỉ được cột dây thun đưa cho khách. Những loại hóa chất rẻ tiền thường là hóa chất công nghiệp và không được phép có mặt trong thực phẩm.Còn những hóa chất được phép dùng trong thực phẩm có giá thành cao gấp vài chục lần so với hóa chất công nghiệp nên thông thường những người bán hàng rong ngoài đường hay sử dụng hóa chất công nghiệp để có lời cao.



Với "công nghệ chế biến" như trên, an toàn cho người dùng bị bỏ ngỏ. Vấn đề là các bậc cha mẹ và các em học sinh có biết e sợ hay không mà thôi.


Bài và ảnh: PHƯỚC ĐĂNG
(theo nld)


(Source: Tin180 - Quá sợ nước uống vỉa hè | Diễn đàn | Thế giới blog )



Đáng chú ý tổng hợp. Đáng chú ý
  • Ác mộng sống ở Phú Mỹ Hưng | Chuyện thường nhật | Xã hội | Đáng chú ý Chuyện thường nhật: Ác mộng sống ở Phú Mỹ Hưng | Xã hội | Đáng chú ý
  • Ông giám đốc không vợ và hành trình... nuôi con thiên hạ | Chân dung | Xã hội | Đáng chú ý Chân dung: Ông giám đốc không vợ và hành trình... nuôi con thiên hạ | ...
  • Đập vỡ tủ kính cướp tiệm vàng giữa ban ngày | Pháp luật | Xã hội | Đáng chú ý Pháp luật: Đập vỡ tủ kính cướp tiệm vàng giữa ban ngày | Xã hội | Đá...
  • Sự thật khủng khiếp về sữa đậu nành đường phố | Chuyện thường nhật | Xã hội | Đáng chú ý Chuyện thường nhật: Sự thật khủng khiếp về sữa đậu nành đường phố | Xã...
  • 10 năm sửa tới sửa lui, đường nát vẫn... nát | Phóng sự - ký sự | Xã hội | Đáng chú ý Phóng sự - ký sự: 10 năm sửa tới sửa lui, đường nát vẫn... nát | Xã hộ...
  • Động đất xảy ra vì... phụ nữ hư | Nhân vật và đối thoại | Thế giới | Đáng chú ý Nhân vật và đối thoại: Động đất xảy ra vì... phụ nữ hư | Thế giới | Đá...
  • Đôrêmon có bảo tàng | Văn học | Văn hóa | Đáng chú ý Văn học: Đôrêmon có bảo tàng | Văn hóa | Đáng chú ý
  • Miss Việt - Úc 2010 về VN làm từ thiện  | Tin tức - Bình luận | Văn hóa | Đáng chú ý Tin tức - Bình luận: Miss Việt - Úc 2010 về VN làm từ thiện  | Văn hóa...
  • Nga tuyên bố thực phẩm biến đổi gene là độc hại | Tin sức khoẻ | Sức khỏe | Đáng chú ý Tin sức khoẻ: Nga tuyên bố thực phẩm biến đổi gene là độc hại | Sức kh...
  • Nét Đẹp Việt (Phần 3) | Ảnh - Video | Thế giới blog | Đáng chú ý Ảnh - Video: Nét Đẹp Việt (Phần 3) | Thế giới blog | Đáng chú ý
  • Điều kiện tiên quyết để vào khoa luật sau đại học ở Trung quốc: Lên án Pháp Luân Công | Cuộc sống đó đây | Thế giới | Đáng chú ý Cuộc sống đó đây: Điều kiện tiên quyết để vào khoa luật sau đại học ở ...
  • Tòa án Nga bác bỏ lệnh cấm Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản [Trung Quốc] | Tin thế giới | Thế giới | Đáng chú ý Tin thế giới: Tòa án Nga bác bỏ lệnh cấm Chín bài bình luận về Đảng Cộ...
  • Văn hóa truyền thống: Người thiện không đi tranh biện với người khác | Tin tức - Bình luận | Văn hóa | Đáng chú ý Tin tức - Bình luận: Văn hóa truyền thống: Người thiện không đi tranh ...
  • Thế giới khác trong một giọt nước: (Phần 3) Lời bình luận của nhà vật lý về khám phá tinh thể nước phản ánh tư tưởng | Tin Khoa Học | Khoa học | Đáng chú ý Tin Khoa Học: Thế giới khác trong một giọt nước: (Phần 3) Lời bình luậ...
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét